Báo Tiền Phong: Tọa đàm giải pháp nào giải quyết bất cập về trạm thu phí

TPO – Trước thực trạng người dân tại nhiều địa phương tập trung phản đối các trạm thu phí BOT, Báo Tiền Phong tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề “Giải pháp giải quyết bất cập về trạm thu phí?”.


Mở đầu cuộc tọa đàm, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, nhà báo Lê Xuân Sơn thay mặt báo Tiền Phong, gửi lời cảm ơn trân trọng tới các vị khách mời tham gia buổi tọa đàm.
“Chúng tôi nghĩ rằng, cuộc tọa đàm này, với nhiều cơ quan liên quan sẽ giúp nhận diện và giải quyết vấn đề BOT.
Gần đây, vấn đề về các trạm thu phí được xã hội rất quan tâm; báo chí và các cơ quan chức năng liên tục mổ xẻ. Một số trạm thu phí đã thu hút sự chú ý của công luận khi người dân địa phương có những phản ứng quyết liệt và tiêu cực, gây nên sự căng thẳng và hại về nhiều mặt: Ảnh hưởng đến an toàn giao thông vận tải, an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín của doanh nghiệp. Các vấn đề này trở nên bức xúc và cần được giải quyết nhanh chóng.
Các đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp và chính quyền địa phương hiện đang tập trung vào vấn đề này. Tuy nhiên việc nhận diện và giải quyết còn lúng túng, trách nhiệm chưa rõ ràng, còn có sự đùn đẩy khiến vấn đề trầm trọng hơn, gây bức xúc cho xã hội.
Vì vậy, buổi tọa đàm hôm nay, chúng ta cần có tiếng nói đóng góp trong việc nhận định và phân tích tình hình, tìm ra nguyên nhân và kiến giải một số giải pháp cho tình trạng này.
Buổi tọa đàm hôm nay tập trung một số vấn đề: Khái quát và nhận diện tình trạng hiện nay, xác định nguyên nhân; Bàn bạc, gợi mở giải pháp tổng thể, xác định trách nhiệm của các đơn vị trong giải quyết các vấn đề về trạm thu phí. Thứ nữa, chúng ta sẽ gợi mở các giải pháp lâu dài cho mô hình BOT – lựa chọn cần thiết trong điều kiện kinh tế đất nước hiện nay”, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, nhà báo Lê Xuân Sơn phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm.


Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội, TS Lưu Bình Nhưỡng: Doanh nghiệp nên “kín kẽ” với người dân
Tôi thực sự chia sẻ ý kiến các nhà đầu tư. Tôi cũng khẳng định rằng, lợi ích BOT là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, có thể khẳng định, việc đặt các trục BOT có cái không phù hợp. Nếu đặt vào đường khu đông dân cư thì khiến dân rất bức xúc, cái đó là không nên.
Khi làm, anh không tự mình giải thích những cái lợi cho dân, thì người dân sẽ bức xúc. Nếu lấy ý kiến, cho bà con đề xuất thì đã khác.
Tôi là đại biểu quốc hội và tôi hứa nếu sai thì tôi sẽ phản đối đến cùng. Cái gì lợi cho dân là làm. Sứ mệnh của chúng ta là làm sao có lợi cho dân, cho nhà nước.
Tôi cho rằng những bất cập ở trạm thu phí bắt đầu phải từ chính doanh nghiệp. Không phải vì doanh nghiệp làm sai pháp luật mà vì doanh nghiệp làm chưa kín kẽ”.
“Có thể khẳng định, việc đặt các trục BOT có cái không phù hợp. Nếu đặt vào khu đông dân cư thì khiến dân rất bức xúc, cái đó là không nên.
Khi làm, anh không tự mình giải thích những cái lợi cho dân, thì người dân sẽ bức xúc”, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội, TS Lưu Bình Nhưỡng.


Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh: Không nên đặt trạm thu phí gần đô thị
Từ ngày 20-24/3 vừa rồi, tôi có tham gia đoàn giám sát của Quốc hội đối với các dự án BOT phía Nam. Qua chuyến đi này, tôi vỡ ra được nhiều điều. Tôi biết được quan điểm của người dân, khó khăn của nhà đầu tư BOT. Hôm nay, tôi không muốn nói nhiều về hiện trạng, những gì đã xảy ra, mà tôi muốn nhấn mạnh về giải pháp.
Quan điểm của tôi, về hiện trạng người dân quây trạm, nối đuôi nhau gây ùn tắc giao thông. Đây là hành động tự phát của người dân sống xung quanh trạm thu phí BOT, không phải do đội ngũ ô tô vận tải.
Người dân bức xúc như vậy thể hiện sự bất cập về việc đặt trạm thu phí không hợp lý. Ở miền Nam, những trạm thu phí xây dựng lên được người dân ủng hộ, tung hô vì cho họ đường tốt để lưu thông.
Nhà nước, nhà đầu tư nói đúng quy trình, tôi đồng ý. Nhưng quy trình đó có vấn đề. Người dân sống quanh trạm BOT, hàng ngày đi qua nhiều lần, mỗi lần qua lại thu phí thì không thể chấp nhận được.
Tôi đề nghị, phải lấy ý kiến người dân, còn lãnh đạo địa phương ai cũng sẽ ủng hộ. Nhà đầu tư phải giải thích rõ cho dân, mọi người sẽ đồng tình. Lấy ý kiến đầy đủ, đa chiều thì quy trình sẽ đúng đắn.
Hơn thế, đừng đặt BOT ở đầu đường hoặc cuối đường, gần các thành phố, thị xã, thị trấn bởi người dân qua lại nhiều. Chúng tôi đồng tình là BOT thu phí khó khăn hơn đường cao tốc, tuy nhiên vẫn phải có giải pháp thiết thực để người dân tâm phục khẩu phục. Nếu doanh nghiệp BOT tử tế, người dân sẽ hiểu điều đó và không gây khó khăn gì”.

Thời gian qua không có vấn đề gì lớn. Nhưng cuối tuần vừa rồi, có vài chục xe tụ tập để phản đối trạm thu phí của chúng tôi. Chúng tôi đã có sự xử lý kịp thời sau vài tiếng xảy ra sự việc bằng hình thức miễn giảm giá vé cho nhân dân ở khu vực thu phí.
Sau đó, chúng tôi đã báo cáo về việc này lên các cơ quan nhà nước và đang chờ được xem xét. Tôi nghĩ nếu xảy ra sự cố thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về doanh nghiệp. Sau đó là các cơ quan chức năng: Bộ GTVT, các cơ quan địa phương.
Tôi nhất trí với anh Phạm Quang Dũng là phải có giải pháp làm sao để dân đỡ phản ứng. Đây là giải pháp chung dành cho tất cả các dự án BOT, không riêng dự án nào cả.
Lợi ích của BOT đem lại là rất lớn đối với cả doanh nghiệp và xã hội. Nhưng lợi ích cho xã hội thì nhiều người cũng chưa hiểu hết. Báo chí cần phản ánh một cách khách quan để hình ảnh đầu tư BOT trong nước trở nên tốt đẹp, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Còn cứ như thế này thì nhà đầu tư nước ngoài không dám đầu tư vào chúng ta. Các chính sách cũng phải thống nhất vì nếu không sẽ mang đến rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư”.
Lâu nay, người dân Nghệ An, Hà Tĩnh rất quý chúng tôi vì chúng tôi làm được rất nhiều điều cho địa phương. Vậy, tại sao lúc đầu người dân và dư luận vinh danh các nhà đầu tư BOT mà giờ lại có thái độ trái ngược? Có thể, thời gian vừa qua, có việc tăng giá vé gây bức xúc nhưng chúng ta đầu tư lớn… thì tăng giá là việc tất yếu. Hiện nay có bất cập thì cần giải quyết như thế nào và trong bao lâu?
Chúng tôi khẳng định nhà đầu tư không có lỗi gì trong việc thực hiện trách nhiệm hợp đồng BOT, còn quyền lợi đến nay chắc chắn đang bị ảnh hưởng. Vậy, cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc này? Chúng ta phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Chúng ta đang áp dụng hình thức “thu phí hở”, nên có bất cập là người đi đường dài, đường ngắn mà lại phải trả tiền như nhau. Nếu “thu phí kín” thì sẽ công bằng và chính xác hơn. Nhưng tổng hòa lại thì tôi nghĩ , hai hình thức thu phí cũng một 9 một 10.
Điều kiện đất nước khó khăn, người dân phải chia sẻ với đất nước. Đường BOT không chỉ tạo điều kiện cho người dân đi trên con đường đó mà còn làm lợi cho những con đường khác đã được BOT làm giải tỏa bớt áp lực”, Chủ tịch Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông Nguyễn Tuấn Huỳnh
“Phải đẩy mạnh truyền thông hơn nữa để phản ánh rõ hiện trạng đang xảy ra ở các trạm thu phí, để người dân hiểu rõ, có trách nhiệm chung tay với Nhà nước giải quyết khó khăn. Chúng ta phải hồi tưởng lại những lúc đường xấu, xe cộ đi lại khó khăn, để hiểu rõ tầm quan trọng của BOT.
Đất nước không thể phát triển nếu không đầu tư cơ sở hạ tầng. Chúng ta phải giải quyết sớm tình trạng hiện nay, để lấy lại niềm tin của người dân và nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chúng tôi thấy bức xúc, đầu tư BOT lãi rất thấp, chúng tôi chủ yếu lấy công làm lãi, tạo công ăn việc làm cho công nhân.
Hơn thế, chi phí giải phóng mặt bằng đội lên cao, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Có thể do truyền thông, do nhìn nhận hoặc do hiểu biết, khiến xã hội còn tồn tại nhiều hiểu lầm. Tôi nghĩ vai trò của truyền thông rất lớn và nhà nước phải có định hướng đúng đắn để BOT ở Việt Nam phát triển hơn, giúp người lao động có việc làm, kinh tế phát triển hơn”, Đại biểu Quốc hội – Chủ tịch HĐQT Công ty Tasco Phạm Quang Dũng.
Đại biểu Quốc hội – Chủ tịch HĐQT Công ty Tasco Phạm Quang Dũng cho biết: “Doanh nghiệp hoàn thiện đường nhưng thu phí cũng rất khó khăn. Tôi nghĩ rằng, không phải do người dân hoàn toàn. Chúng ta phải làm rõ về mặt pháp luật. Lúc đăng ký, chúng tôi báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã được Chính phủ, cơ quan địa phương đồng ý. Trước khi cấp chứng nhận đầu tư, Bộ KH-ĐT xin ý kiến thêm một lần nữa về dự án BOT và đã nhận được sự đồng thuận. Thêm nữa, khi quyết định vị trí trạm thu phí, Bộ GTVT tiếp tục xin ý kiến. Đến lúc đó, chúng tôi mới sẵn sàng triển khai dự án. Việc cơ quan nhà nước can thiệp vào hợp đồng của nhà đầu tư là chưa đúng. Đó là lý do, 30 năm Đổi mới, chưa một nhà đầu tư nước ngoài nào dám bỏ vốn vào các dự án đường của nước ta. Đến bây giờ, chúng ta giải quyết không có tình và có lý thì hậu quả rất lớn.
Nhà nước có ngân sách hạn chế, không đủ khả năng đầu tư, nhưng với chính sách và tình trạng xã hội hiện tại, thì không ai muốn đầu tư nữa. Nhà nước phải có biện pháp triệt để để thu hút đầu tư BOT. Tôi cho rằng, càng vay ODA, vốn nước ngoài thì càng phải thu phí, để lấy tiền đoạn đường này, đầu tư phát triển đoạn đường khác. Việt Nam đang vay vốn để đầu tư BOT, nhưng không thu phí thì lấy tiền đâu trả nợ? Một điều cần nói rõ, thu phí là nhà nước thu, không phải nhà đầu tư. Quan tâm đến người dân là đúng, nhưng cần phải có chế tài, chính sách như quy định bán kính cụ thể được miễn và giảm cho dân, mức giảm là bao nhiêu và nhà nước phải có chính sách bù đắp cho nhà đầu tư”.
“Quan điểm phát triển đầu tư BOT của Nhà nước là rất đúng đắn. Đường đến đâu, giàu có đến đấy, ai cũng biết điều này. Các địa phương đều khát khao, họ tích cực vận động để đầu tư BOT về địa phương”, đại biểu Quốc hội – Chủ tịch HĐQT Công ty Tasco Phạm Quang Dũng.

Thông tin chi tiết Chương trình toạ đàm được truyền hình trực tuyến trên trang Tiền phong điện tử www.tienphong.vn, kênh Youtube và Fanpage của Báo Tiền phong.